Nhiều gia đình hiện nay vẫn đang phân vân không biết có nên sử dụng thêm sơn lót chống kiềm khi sơn nhà hay không? Trên thực tế, điều này xuất phát từ việc chưa hiểu hết về tác dụng của sơn lót kháng kiềm. Vậy nên, gia chủ hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây:
I. Sơn lót kháng kiềm là gì?
– Sơn lót kháng kiềm: là sơn được sử dụng để lót trước khi phủ sơn màu chính. Loại sơn này có khả năng chống nấm mốc rất tốt, làm tăng độ bám dính và bảo vệ cho lớp sơn phủ ngoài được bền hơn.
II. Các tác dụng của sơn lót kháng kiềm
Sơn lót kháng kiềm có khả năng chống lại các phản ứng hóa học xảy ra từ bên trong như kiềm, thấm, ăn mòn. Do tính kiềm có sẵn trong xi măng khi thi công công trình. Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, độ ẩm cao đồng nghĩa với việc tính kiềm này sẽ tăng lên. Sơn lót kháng kiềm có các ưu điểm:
– Chống kiềm hoá vượt trội rất phù hợp để sử dụng trong điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa như nước ta.
– Ngăn chặn hữu hiệu sự phai màu của lớp sơn phủ do hiện tượng muối hóa gây ra. Bảo vệ mầu sơn phủ được lâu hơn, tiết kiệm chi phí sơn nhà.
– Tăng độ bám dính cho bề mặt sử dụng và lớp sơn phủ
– Khả năng chống rêu và nấm mốc, gỉ sét,… trên tường sau khi sơn.
– Chịu được môi trường PH cao.
– Khô nhanh, rất thuận tiện để thi công lớp kế tiếp
– Dễ thi công
– Dùng sơn lót cho bề mặt Ngoại thất và nội thất giúp hạn chế tối đa nấm mốc và rong rêu.
III. Nên hay không nên sử dụng sơn lót kháng kiềm trong sơn nhà?
– Không phải ai cũng hiểu hết được tầm quan trọng của sơn lót kháng kiềm là gì? Vì thế, rất nhiều người đã có suy nghĩ sai lầm rằng: Nếu không sử dụng thêm lớp sơn lót này thì sẽ tiết kiệm được thêm một phần chi phí. Thực tế thì sao? Bạn thậm chí sẽ phải bỏ ra nhiều chi phí hơn và thậm chí sẽ phải nhận những điều không mong muốn như:
+ Tường bị kiềm hóa: ảnh hướng trực tiếp tới tuổi thọ cũng như gây mất thẩm mỹ cho lớp sơn phủ bên ngoài bề mặt công trình do bị kiềm hóa.
+ Tường bị phồng rộp: bề mặt tường sau khi sơn rất nhanh bị bong tróc, rộp do không có chất kháng kiềm
+ Tường bị nấm mốc, rong rêu: điều kiện thời tiết ẩm ướt là cơ hội cho các loại vi khuẩn phát triển, tấn công bề mặt tường nhà gây nên hiện tượng nấm mốc, rong rêu.
+ Không sử dụng sơn lót đồng nghĩa với việc bạn phải mua thêm nhiều sơn phủ. Giá sơn phủ thường cao hơn sơn lót rất nhiều.
+ Tốn thời gian, công sức và chi phí để sơn lại.
Trên đây là những chia sẻ để mọi người hiểu rõ hơn công dụng của sơn lót kháng kiềm trong quá trình sơn . Chúc các bạn áp dụng thành công.